đảo du lịch cù lao xanh

LINH HỒN CỦA ĐẢO CÙ LAO XANH BÌNH ĐỊNH

Cù Lao Xanh Bình Định tuy chưa phải là cái tên đình đám trong các địa điểm du lịch của nước ta hiện nay, nhưng dẫu ai một lần được ghé thăm hải đảo này đều ghi trong mình những dấu ấn sâu đậm về cảnh sắc và con người nơi đây. Có cảnh vật còn giữ nhiều nét hoang sơ, Cù Lao Xanh không chỉ là điểm đến lý tưởng cho những du khách thích khám phá thiên nhiên kỳ thú mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hoá điển hình của vùng biển Nam Trung Bộ. Hãy theo chân Tour du lich cu lao xanh để đến gần hơn, chân thực hơn với cuộc sống  bình dị của người dân xã đảo này.

“Bình Định có núi Vọng Phu, có đầm Thị Nại, có Cù Lao Xanh”. Đó là câu ca dao xưa mà người Bình Định nào cũng quen thuộc. Xã Nhơn Châu (hay còn gọi là đảo Cù Lao Xanh) trước ngày giải phóng miền Nam năm 1975 được gọi là xã Phước Châu thuộc huyện Tuy Phước, sau ngày đất nước thống nhất đổi thành xã Nhơn Châu thuộc thị xã Quy Nhơn (nay là thành phố Quy Nhơn). Nhơn Châu có vị trí nằm cách đất liền thành phố Quy Nhơn 24 km về phía Đông Nam, có diện tích tự nhiên 352 ha, dân số có 499 hộ với 2200 nhân khẩu, chỉ khi Tết đến xuân về thì dân số của xã mới tăng lên đột ngột khoảng 3000 nhân khẩu. Xã có ba thôn là Tây, Trung và Đông. Đây là xã tiền tiêu trên biển có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng của thành phố Quy Nhơn. Ở đây, mỗi ngày chỉ có một chuyến ghe chở khách và hàng từ đất liền ra biển.

Với vị trí độc lập trên biển, cách xa đất liền nên Nhơn Châu chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố thời tiết bất lợi, triều cường, gió mùa, nhất là vào mùa mưa bão. Vào mùa đông, chỉ cần gió cấp 6 cấp 7 là đảo hoàn toàn bị cô lập với đất liền.

Như mọi xã đảo khác, nhân dân trên đảo Nhơn Châu sinh sống chủ yếu bằng nghề khai thác và nuôi trồng hải sản ven bờ. Tuy là xã thuộc thành phố, cách đất liền không xa lắm nhưng những năm trước đây, người dân trên đảo còn thiếu thốn đủ thứ, nhất là nước ngọt. Cuộc sống của cư dân chủ yếu dựa vào những người đàn ông làm nghề giã cào khai thác hải sản ven đảo và trông chờ vào con cái đi làm trong đất liền gửi tiền ra. Ở đảo mùa biển động lại là mùa đánh bắt hải sản được nhất trong năm. Đàn ông đi thả lưới mành, câu mực, lặn ốc; phụ nữ và người già đan, vá lưới; ngoài ra, không có một công việc gì khác để có thể làm thuê. Trước khó khăn đó đã khiến không ít thanh niên rời làng quê để vào thành phố mưu sinh. Dù khó khăn còn đó, nhưng giữa vùng biển quanh năm sóng gió nhiều khó khăn những người dân trên đảo vẫn vững vàng tay lưới, vươn khơi, bám biển và xây dựng cho mình một đời sống văn hoá tinh thần phong phú, đậm đà bản sắc.

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, TP. Quy Nhơn đã quan tâm và có nhiều chính sách ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục và an ninh quốc phòng cùng các chính sách xã hội khác nhằm nâng cao đời sống của nhân dân và giữ gìn an ninh quốc phòng tại xã Nhơn Châu. Tháng 9 năm nay, UBND tỉnh Bình Định đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cấp điện cho xã đảo Nhơn Châu từ lưới điện quốc gia bằng cáp ngầm xuyên biển. Nếu trước đây Cù Lao xanh chỉ có đường đất chật hẹp, gồ ghề, thì ngày nay, với sự quan tâm và đàu tư của tỉnh, xã đã tiến hành bê tông hoá toàn bộ đường liên thôn. Chỉ mất tầm 20 phút đi xe máy, du khách có thể đi hết xã đảo tươi đẹp này. Đây được coi là một sự thay đổi lớn đối với nhân dân xã đảo. Hàng chục năm trước ít người biết đi xe nhưng ngày nay trẻ con đã đi học bằng xe đạp, hầu hết các hộ gia đình đều đã có xe máy. Bên cạnh đó, một cầu cảng cá được ngân sách Nhà nước đầu tư, cùng một hệ thống bơm nước ngọt, nước sạch để dân sinh hoạt và bảo quản hải sản. Mới đây, đảo có cả trạm tiếp sóng phát thanh chương trình, và hệ thống truyền thanh đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá cho nhân dân toàn xã.

Những năm gần đây, sau khi định hình rõ hướng dịch vụ và đánh bắt, tình hình đời sống của nhân dân trên đảo đã có sự thay đổi rõ rệt. Người dân thay đổi cách nghĩ, cách làm kinh tế, nâng cao thu nhập, năm sau cao hơn năm trước. Ngoài đánh cá, nhiều hộ dân còn làm nông nghiệp, mạnh dạn nuôi trai lấy ngọc, nuôi gà, lợn, làm hoạt động dịch vụ, mở quán ăn, buôn bán tạp hoá… không còn quá lệ thuộc vào thời tiết như lúc trước. Còn rất ít tình trạng thanh niên bỏ xã vào các thành phố lớn lập nghiệp, còn lại trên đảo phần lớn là trẻ em và người già như lúc trước. Tỉ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt theo các năm, từ đổi mới về cuộc sống vật chất đã giúp cho đời sống tinh thần của người dân được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Các lễ hội truyền thống được giữ gìn (nhữ Lễ hội Cầu Ngư), các phong trào thể dục thể thao được duy trì và phát uy, các phong trào đền ơn đáp nghĩa được quan tâm hơn. Sau bao nỗ lực không biết mệt mỏi, đời sống của nhân dân trên đảo Cù Lao Xanh đã khởi sắc và tươi mới.

Từ nhiều năm nay, màu áo xanh của các chiến sĩ Đồn Biên phòng Nhon Châu đã hoà vào những sắc màu sống động tron bức tranh bình dị của cược sống người dân trên đảo. Bằng những việc làm thiết thực như xây nhà tình thương, “Nâng bước em đến trường”,… các chiến sĩ nơi đây đã xây dụng tình cảm quân dân đẹp và thắm thiết vô cùng.

Dạo bộ một vòng quanh đảo, các bạn sẽ hiểu hơn về tính cách và nếp sống chân tình và phóng thoáng của người dân xã đảo này. Đâu đó là tiếng cười đùa của bọn trẻ con nơi góc xóm, của các chị hàng nước bên đường, những trận đá bóng giao hữu của các cầu thủ nhí trên bãi cát. Sẽ chẳng khó để bắt gặp những trận đánh cờ nảy lửa giữa các cao thủ trên bàn cờ sau những chuyến ra khơi, nước da ngăm đen vì nắng và gió biển, tay cầm điếu thuốc vừa đưa ra thế đánh vừa bàn chuyện đời, tiếng cười khanh khách phút chốc lại vang lên như xua tan đi cái không khí vốn yên tĩnh của làng quê còn lắm nghèo khó này. Lảnh lót đâu đó là lời hát và nhịp phách của làn điệu bài chòi nổi tiếng. Tiếng hát ấy là sức mạnh tinh thần thể hiện lòng tin về một cuộc sống tốt đẹp, bám trụ đảo, giữ đất quê hương, góp phần giữ bình yên cho Tổ quốc.

du lich cu lao xan  – tiếng gọi nhãn quan, xanh ngắt một màu, trời xanh, biển xanh, đảo xanh tươi và cuộc cống của con người nơi đây cũng xanh, vô tư và hiền hoà cứ như thể những ồn ào, tấp nập, bộn bề của đất liền chơi với ra tới đây vậy. Khó khăn là thế nhưng ở họ, những con người chân chất, thật thà, hiền hoà và thân thiện ấy vẫn luôn lạc quan, tươi cười. Nụ cười của họ toả nắng như nắng giữa biển khơi!

Những ai du lịch với hình thức homestay trên đảo sẽ dễ dàng cảm nhận được sự thân thiện, nhiệt tình và hiếu khách của các hướng dẫn viên nói riêng và người dân trên xã đảo này nói chung. Những câu chào, lời nói chuyện rất Bình Định nhưng như có phép màu có thể níu chân du khách để họ chẳng muốn rời xa hòn đảo bằng chính sự một mạc, chân chất của người dân quê. Mến thương đến vô cùng! Đến du lich cu lao xanh đâu dó trong cảm nhận của không ít du khách như đang được đến với cuộc sống bình dị của người miền Tây sông nước vậy.

Đêm tĩnh lặng, ngồi phía cầu cảng nối bến tàu, nghe được tiếng sóng biển ầm ào, cũng có lúc dịu êm như những bản tình ca êm ái. Những hàng quán trên đảo lung linh ánh đèn với những cô chủ dễ thương, khách chủ yếu là bộ đội và những người từ nơi khác đến tham quan. Quán bán nước và những món hải sản tươi nướng thơm phức, rực lên mùi vị biển đến nao lòng.

Khép chiếc máy tính trên chiếc bàn làm việc, miên man trong giấc ngủ, hình ảnh về họ, những con người là linh hồn sống ở đảo cù lao xanh quy nhơn  đã đi vào trong tiềm thức của tôi một cách tự nhiên và sâu đậm. Hình ảnh ngôi làng nhỏ với những gương mặt rạng ngời ấy sẽ mãi theo chân tôi trên suốt quãng đường đời…!